Loanh quanh Wat Phou cho đáng 50.000 LAK – P.9

Kệ, mấy ổng hồi xưa cũng leo như cơm bữa mà, có than đâu, tiếp vậy 😀


Không hiểu hồi xưa làm kiểu gì mà đẽo được mấy cục đá vuông vức vầy rồi lại còn chất lên xây đền đài, tường thành nữa

Mấy chỗ vầy thường thấy du khách Tây đi nhiều lắm, da trắng chắc chiếm 2/3 số người tui thấy. Thấy có cặp vợ chồng này dắt theo cu cậu chút xíu, mỗi bậc thang cao chắc gần tới đầu gối thằng nhỏ, nó cố gắng đi xuống nhưng không thành công đành phải chọn cách bò giật lùi, bò một hơi hụt chân té. Hai ông bà đi theo chỉ đỡ nó dậy rồi ông chồng nói gì đó giống như dạy nó cách đi chứ chẳng hề thấy họ xuýt xoa vuốt ve hay quay ra đánh cục đá vì làm thằng nhỏ đau. Xong lại cho nó tự đi xuống tiếp, sau này ông bà già nó già rồi chẳng thể theo nó nữa được thì cũng chả phải lo lắng không biết giờ này nó đang ăn cơm ở đâu, ngủ ra sao cả. Cách họ dạy cho trẻ con tự đối mặt và giải quyết những vấn đề của chúng hay thật!

Tui kêu đại là “bánh căn ngọt” do dòm cách nó làm y chang như bánh căn ngoài miền Trung vậy, cũng bột cũng đổ vô cái xửng rồi nướng chín, bánh nhỏ hơn một chút, lớp vỏ ở ngoài nóng giòn, ở trong là bột mềm, lại có mấy hột bắp thơm thơm nữa. Ăn cũng ngon mà hơi ngọt một chút.

Một góc đền Thượng

Tiếp tục vòng qua phía phải của đền Thượng, dọc đường đi phải vòng qua mấy cục đá bự chảng dưới tán lá vàng, ngoài trời thì nắng nóng ran chứ đi vào đây mát rượi sướng lắm. Giờ người ta có phong trào chặt cây quá cỡ, thấy cũng buồn, cái cây mấy chục cả trăm năm mới được thế này mà chặt trong mấy chục phút là xong, phong trào này lan từ xứ mình qua tuốt bên này, đi về miệt Nam Lào hai bên đường trụi lũi sạch bách toàn gốc cây và gốc cây.

Hóa ra không chỉ có xứ mình có tâm hồn nghệ thuật thích lưu dấu ấn cho đời sau

Hình như cục đá này sắp lăn nên người ta phải chống đỡ vầy, kể ra cũng siêu ha, cách đây mấy chục thế kỷ mà còn đục đá xây được mấy cái đền bự chà bá huống chi là chống có mấy cục đá vầy, công trình sáng tạo “bê tông cốt tre” so với công trình cây chống đá vầy chắc cũng ngang ngửa một chín một mười chứ hổng chơi.

Haizzz, trưa có cái võng giăng đây nằm đu đưa sướng thôi đừng hỏi, nhiều khi tui cũng hay nghĩ trong bụng giờ dìa quê trồng vườn cây rồi mần gì đó đơn giản đủ ăn, sáng ngồi đợi cà-phê phin nhiễu giọt, trưa về ra vườn đánh một giấc vậy chẳng phải mới đúng nghĩa hưởng thụ cuộc đời sao. Nhưng mà nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ trong tui còn một thằng nữa, thằng này nó bon chen với mê tiền lắm, toàn bảo ở Sài Gòn bon chen với người ta đi, giờ chưa có gì phải lo lắng nhiều cứ ráng mà cày, cày chán thì đi chơi, đi chơi xong về cày nữa, dìa dưới mảnh vườn quanh quẩn cái hết đời trẻ à, thiên hạ người ta đi Đông đi Tây rần rần kìa, sống có bao nhiêu đâu, làm đi, đi đi, cho biết thiên hạ với người ta.
Nghe cái thằng bon chen nó nói cũng phải, đúng ra nếu không có nó kêu thì chắc tui với anh bạn Siêu Giấc Mơ không có loanh quanh làm đủ trò hồi mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn đâu, nhớ hồi đó chỉ có mỗi cái bản đồ bự xếp làm bốn miếng mà cũng chạy đầu này qua đầu kia SG sửa máy dạo.
Mấy chú nhỏ Lào đen nhẻm vác mấy trái mít ở đâu xuống, thấy tụi nó đi ào ào nên tui cũng bắt chước đi theo đường của dân địa phương đi, không leo bậc thang nữa, đúng là nhanh thiệt, chỉ hơi khó thắng lại chút thôi Kinh nghiệm là đi đâu chơi thì cứ giống giống như người ta là vui hà, lại biết nhiều cái hay ho nữa, người ta đi sao thì mình đi vậy, người ta ăn cái gì thì mình cũng ăn thử, thấy chơi cái gì ngộ ngộ thì xáp vô coi cho biết. Nhưng mà cũng tùy trường hợp nghen, thí dụ coi đá gà thì đừng có nói mấy từ nhạy cảm với cũng đừng có chụp hình, coi chừng người ta quánh chết chạy không kịp đâu, tại hông phải dân địa phương chạy đâu có lẹ được

Vòng xuống tui cũng ráng đi vô dòm thử cho đáng 50.000 kíp, đâu cũng thấy tường đá với rêu phong, hy vọng họ xài 50.000 kíp của tui vào việc gìn giữ mấy chỗ này cho tốt, công mấy ông bà hồi xưa xây quá trời mà, giờ bê tông cốt tre chắc trăm năm sau không còn cái nào để con cháu bán vé kiếm tiền!

 

— Mục lục —

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s