Mần xì-tạt-ấp khỏi lo khiêng server cực khổ rồi cài Win Server lậu nữa

Số là tui với cộng sự có làm một sản phẩm nhỏ cho cộng đồng chơi vui vẻ, chạy mấy tháng nay, tháng nào cũng tốn trăm đô tiền trả cho AWS hết. Nhân một dịp hết sức tình cờ, như mấy cha thổi nến hay nói kiểu “thời tới rồi” hay theo triết lý nhà Phật thì là do duyên đã đủ, tui biết được thông tin chương trình AWS Activate – Build your startup on AWS.

[Chuyện Khám nghiệm tử thi] Vụ án AWS của Tập đoàn Toàn Đập Đá bị chơi bằng một đống instance c6i.4xlarge và SES service

Theo một nguồn tin địa phương thì E. vốn là một chuyên gia công nghệ cao cao cao cấp xã ấp thôn xóm, đã được hầu hết bà con dưới quê công nhận qua những lần nhờ cậu cài Win XP với crack chuẩn mà cậu không phải nhớ cd key, chỉ cần nhét cái CD không nhãn vào rồi next next gõ key enter như một vị thần. Sau này vì tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa quá nhanh cộng với thời đại 4.0 lan tỏa đến vùng quê yên bình nên E. đã từ bỏ làng quê với những con PC motherboard màu huyết heo bụi bặm và cái màn hình CRT to bành ki, khăn gói lên Sài Gòn xoay nghề làm thợ gõ bàn phím mưu sinh độ nhật.

Kinh nghiệm thi AWS Certified Solutions Architect – Associate (SAA-C02)

Tưởng tượng mớ kiến thức học mấy tháng qua y chang như là dưa kiệu ngâm ăn Tết vậy đó, mới làm xong nhận vô trong hủ thì ăn liền không có được vì nó chưa có thấm, chưa mềm, chưa lên men đủ… bla bla bla. Thành ra làm Practice Test mà không ổn thì nên nghỉ ngơi mấy bữa, chả buồn đụng tới thì mọi thứ có vẻ bắt đầu ổn dần, nhưng cũng đừng để lâu quá chua lét khỏi ăn nha!

Trải nghiệm đăng ký Pearson VUE Online Proctor thi AWS

Tui đẻ ra ở thời Web 1.0 rồi lớn lên đi mần, kiếm ăn nhờ Web 2.0, bây giờ là kỷ nguyên Web 3.0 của metaverse gì gì đó nên tui rất có niềm tin vào mọi thứ sẽ được “trực tuyến hóa” một cách tuyệt vời. Nhưng rồi sau trải nghiệm tồi tệ lần đầu tiên, cũng như thấy được cơ số chuyện ba trợn xảy đến với mọi người nên thôi tui quyết định quay về với truyền thống, đăng ký thi ở Testing Center…

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân khi Work from home

Mình vừa có 2 tuần WFH nên xin phép chia sẻ với mọi người một số trải nghiệm cá nhân để có thể làm việc ở nhà một cách tiện lợi và thú vị. Mỗi người mỗi cảnh nhưng tựu chung lại thì vẫn phải tìm cách để thích nghi qua mùa dịch này nên […]

Bi kịch của đám mần mướn mang danh Kỹ sư phần mềm

Gã đang cặm cụi vục mặt vào hộp cơm chiên khô khốc trước màn hình như thường khi, xì xụp chan thêm chút nước cải xào bò để dà mớ cơm cho dễ nuốt thì bấc giác nghe lãnh lót “Thà là bỏ đi hết ta làm lại từ đầu, thà là…” cái giọng của chị Thảo cứ nheo nhéo làm gã buột miệng “mẹ kiếp, trời đánh còn tránh bữa ăn mà!”. Vứt đôi đũa tre dùng một lần chánh hiệu xuất xứ An Nam sang một bên mà chả thèm quan tâm có ung thư hay hóa chất gì trong đôi đũa không, uể oải nghe máy vừa trệu trạo nhai nốt mấy hột cơm còn nhét kẽ răng.

Hóa ra là có dự ớn, thế là chốt. Gã gật gù có vẻ khoái chí, gã lại ăn, bật thêm Facebook lên ăn cho xôm nhà cửa như mấy đứa cháu của gã cứ phải bật ti-vi cho coi mới ăn! Thế quái nào mà vừa mở FB lên thì đập vào mặt gã ngay bài này, tóm gọn lại nỗi lòng hơn mấy ngàn chữ chỉ bằng một danh từ hết sức ngắn gọn “BI KỊCH”.


Hình chôm ở fastcompany.com, Image from fastcompany.com

Ông nội mẹ ơi, gã giật mình thảng thốt suýt nữa làm rớt đôi đũa tre dùng một lần chánh hiệu xuất xứ An Nam! Chỉ mới đây có mấy tháng thôi gã còn vật vã, đau đớn bơi trong tấn thảm kịch của cuộc đời mần thuê mần mướn cho dân xứ An Nam. Thế mà chỉ có độ mấy kỳ trăng thôi mà gã quên béng mất đi, lại chốt với vẻ khoái chí.

“Thây kệ”, gã nhủ thầm, nếu thôm thì cứ hít thôi, tội gì, dù sao thì gã cũng còn lời thề độc trước chiếc bàn phím chân truyền đã theo gã từ thuở còn dùng Windows 3.11 tới giờ “Dưới năm chục triệu đồng ông Cụ thì đếch mần!”


Link bài viết của tác giả, tui mới gởi PM xin cọp đang chờ tác giả trả lời nên cũng chưa tiện copy dìa đây.

Quý bà con cô bác có rỗi rãi thì đọc cho biết, để mai mốt có bỏ ra một số tiền khổng lồ chừng 5-10 triệu gì đó mướn làm quép-sai giống như thegioididong.com hay đơn giản kiểu fptshop.com.vn thì cũng biết tại sao mình có sản phẩm như thế!

Link gốc bài viết: https://www.linkedin.com/…/quy-tr%C3%ACnh-chu%E1%BA%A9n-m%E…

Đọc tiếp “Bi kịch của đám mần mướn mang danh Kỹ sư phần mềm”

Chuyện về lập trình, giao diện và trải nghiệm người dùng

Bạn gặp một cô gái xinh đẹp ngồi một mình trong quán cà-phê, bạn quan sát cô ấy rất lâu, sau đó nốc cạn cốc cà-phê, hít một hơi thật mạnh, vuốt tóc bảnh tỏn một cái rồi tiến lại gần cô ấy trò chuyện làm quen và sau cùng xin nick name Facebook – […]

Viết cho 22 và mình thì 24

Đọc ở link này http://vozforums.com/showthread.php?t=3297892.

Qua cái tuổi 22 được mấy năm rồi, ngẫm lại thấy nhiều điều cũng đúng. Ngày trước đi học, đi làm thêm, làm đủ thứ chuyện trên đời không thấy mệt mỏi là bao. Giờ đi làm, vẫn đi học, vẫn làm thêm nhưng thấy mệt mỏi quá, tiền kiếm được có nhiều hơn chút đỉnh nhưng có vẻ như hơi ít so với bạn bè cùng ngành.

Còn một giấc mơ nhỏ, vẫn đang mong ngày thực hiện…

Đọc tiếp “Viết cho 22 và mình thì 24”

Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên ? (P3)

Trong bài viết trước, tôi đã cố gắng mô tả một số khía cạnh của nghề lập trình viên, nhưng quên nêu lên luận điểm quan trọng nhất: vì sao lại như vậy và chúng ta phải làm thế nào đây?

Ta sẽ đi đến đâu từ vị trí này?

Nào, trước hết chúng ta bắt đầu bằng câu hỏi:
Chúng ta sẽ được làm gì khi tham gia vào một công ty phần mềm?

Đọc tiếp “Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên ? (P3)”

Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên ? (P2)

5) Làm lập trình viên không “cao cấp” như mọi người nghĩ
Mọi người thương quan niệm ngành CNTT là ngành khoa học trình độ cao, hay là kỹ thuật cao (high-tech). Bởi vậy ai cũng cho rằng làm phần mềm là ngành kỹ thuật cao. Ở đâu sắp mở khu công nghệ cao, ở đấy người ta sẽ tìm cách chào đón các công ty phần mềm vào đầu tiên.

Thực sự không phải như vậy. Làm phần mềm không phải là kỹ thuật cao, ngược lại là khác, nó chính là ngành kỹ thuật thấp (low-tech). Công việc mà tôi đang làm là gì? Đó là chuyển những yêu cầu chưa rõ ràng của khách hàng thành những mã lệnh của máy vi tính. Chấm hết. Chẳng có gì là high-tech cả. Nếu nói thông dịch viên là một ngành kỹ thuật cao thì thật là buồn cười, còn tôi thấy nói rằng làm phần mềm là một ngành kỹ thuật đỉnh cao thì còn buồn cuời hơn.

CNTT là một ngành high-tech, và một khoa học cao cấp. Chính xác.
Nhưng làm phần mềm không phải là CNTT, và càng không phải là high-tech.

Đọc tiếp “Làm lập trình viên hay không làm lập trình viên ? (P2)”