Chọn thẻ nhớ nào cho máy ảnh?

Hôm trước có người quen nhờ tui coi giùm cái máy ảnh, cũng như tui, chơi kiểu con nhà nghèo nên online & search mỗi món một nơi: body, lens, túi đựng. Mấy món đó thì đều có sẵn giá tiền hết rồi cứ lựa vừa budget là hốt thôi, còn món cuối là thẻ nhớ coi vậy mà cũng lắm chuyện: hơn cả chục thương hiệu khác nhau, mỗi thương hiệu lại có nhiều dòng (model) riêng, cùng một class mà cái thì Ultra cái thì Extreme rồi Platinum II loạn cả lên 😀

Máy ảnh bạn đang hỗ trợ thẻ nhớ loại nào?

Hiện nay hầu như các dòng máy ảnh từ Point and Shot cho đến DSLR đều sử dụng thẻ nhớ SD, một số dòng máy chuyên nghiệp thì dùng thẻ CF và bây giờ đang dần chuyển sang XQD do tốc độ cao mà kích thước lại nhỏ gọn như thẻ SD giúp tiết kiệm không gian thiết kế khá nhiều (chẳng hạn Nikon D5 mới ra là một đại diện tiêu biểu). Ngày xưa Sony cá biệt xài thẻ Memory Stick hình chữ nhật nữa, bây giờ thấy mấy dòng PnS & Mirrorless cũng đã chuyển sang SD.

Thẻ SD (Secure Digital Memory Card)

Ra đời năm 1999, cho tới nay có 4 dòng: SDSC (Standard Capacity, tối đa 2GB), SDHC (High Capacity, tối đa 32GB), SDXC (eXtended Capacity, tối đa 2TB), SDIO (Secure Digital Input Output). Hai dòng SDHC và SDXC đang bán phổ biến trên thị trường, SDSC và SDIO thì không còn phù hợp do dung lượng nhỏ và cần phải đúng chuẩn kết nối mới chịu khi mà thời đại máy ảnh bèo nhất cũng phải hơn mười chấm (10Mpx) đổ lên, còn USB và các thiết bị Bluetooth đang thống lĩnh thị trường thiết bị ngoại vi kết nối một cách dễ dàng không kén chọn.

Về tốc độ thì thẻ SD chia ra làm 6 dòng khác nhau: Class 2/ 4/ 6/ 10/ UHS (Ultra High Speed) 1/ 3, tốc độ đọc ghi theo thứ tự chậm đến rất nhanh từ trái sang phải. Bên dưới là bảng tốc độ tối thiểu và ứng dụng phù hợp của từng dòng.

Mark Minimum Serial Data SD Bus Mode Application
UHS Speed Class 3 30MB/s UHS-II
UHS-I
4K2K Video Recording
1 10MB/s Full HD Video Recording HD Still Image Continuous Shooting
Speed Class class10 10MB/s High Speed
class6 6MB/s Normal Speed HD and Full HD Video Recording
class4 4MB/s
class2 2MB/s Standard Video Recording

Theo tài liệu của SD Association: https://www.sdcard.org/developers/overview/speed_class/index.html

Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn thể hiện tốc độ theo kiểu “x” (thường thấy ở hiệu Lexar), một x tương đương khoảng 1.23Mbit/s, ghi kiểu này làm tui nhớ tới cái thời xài CD-ROM 32x mà mơ sắm được cái đầu 52x đọc cho lẹ 😀 Bạn có thể tham khảo thêm ở White Paper Understanding SD Association Speed Ratings SD and SDHC Class Rating vs. Commercial “x” Rating của Lexar.

Thông số lung tung lằng nhằng quá trời, quay lại trường hợp ông anh tui: chụp file JPG, lâu lâu chụp em nhỏ nên cần đè phát bắn liên tục khoảng chừng 4-5 phát (4-5fps, trường hợp buffer của máy ảnh tầm 50 file JPG), vui vẻ quay vài đoạn video 720P thì lựa chọn một em SDHC 16GB Class 10 48MB/s tầm khoảng 150 nghìn cụ Hồ quá phù hợp. Nếu bạn có nhu cầu chụp RAW và quay video 1080P thì cứ mạnh dạn nâng mức đầu tư lên mấy dòng U3 tốc độ 90MB/s (hay 600x đổ lên).

Có cái thẻ nhớ nhanh rất sướng, chụp liên tục màn chập bắn như súng liên thanh mà không lo phải đợi ghi xuống thẻ, quay video cũng không bị giật, ngắt khúc. Thông thường tốc độ đọc sẽ nhanh hơn tốc độ ghi nên nhà sản xuất hay ăn gian bằng cách chỉ ghi tốc độ đọc, bạn cần phải chú ý điều này, hiện thấy có Toshiba là in thẳng R/W ngay trên thẻ luôn, còn các hãng khác thì in trên bao bì.

Vừa qua SD Assocication cũng mới giới thiệu thêm một dòng sử dụng giao thức SD 5.0 tốc độ cao hơn chuyên dùng cho video với tốc độ lên đến 90MB/s hỗ trợ video 8K. Thông tin: link.

Còn có một loại thẻ SD nữa có hỗ trợ sẵn wifi luôn, chụp hình là tự bắn vô máy tính (điện thoại cũng được) khỏi cần dây nhợ hay đầu đọc thẻ nhớ chi cho cực. Ở hạng mục này có mấy anh tài như Eye-Fi, Transcend Wi-Fi, Toshiba FlashAir (Toshiba còn có cả dòng thẻ hỗ trợ NFC nữa)… các bạn này đều hỗ trợ iOS và Android.

Thẻ CF (CompactFlash) và thẻ XQD

Ra đời năm 1994 thuộc dạng tiền bối của các loại thẻ, có 2 loại Type I và Type II. Các dòng máy cao cấp thường dùng vì CF có trước 😀 hehe. Mặc dù ra đời sớm nhưng vẫn có những ưu điểm như: thể rắn (solid state), hỗ trợ đọc ghi song song, cứng cáp chắc chắn (do kích thước bự và dày quá mà).

Nhưng thập niên trước do các giới hạn về công nghệ nên thẻ SD vẫn chậm và dung lượng không thể nào so bì với CF nhưng bây giờ thì tình hình đã đổi khác nên CompactFlash Association đã cho ra đới XQD để thay thế cho CF, sau có thêm chuẩn XQD 2.0 nhưng không tương thích ngược với các phiên bản trước đó: cắm thẻ cũ vào đầu đọc 2.0 không đọc được! Hiện nay ở thị trường VN thẻ XQD cũng không thấy phổ biến mấy ngoài 2 thương hiệu Sony và Lexar.

Thẻ XQD vẫn tiếp tục thừa hưởng các ưu điểm từ CF đồng thời cho tốc độ đọc ghi nhanh hơn, bạn có thể xem đoạn video so sánh hiệu suất ở dưới.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s